Cập nhật : 9:52 Thứ ba, 16/4/2024
Lượt đọc: 14

Giáo án phát triển thẩm mĩ

Ngày ban hành: 16/4/2024Ngày hiệu lực: 16/4/2024
Nội dung:

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN

                    LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CHỦ ĐẠO: THẨM MĨ

 

                            Đề tài: Dạy vận động minh họa “ Vì sao con mèo rủa mặt”

                            Nghe hát: Mèo đi câu cá

                            Trò chơi Nghe giai điệu đoán tên bài hát

                            Chủ đề: Động vật

                            Đối tượng dạy: 4-5 tuổi

                            Thời gian: 25-30p

                            Người thực hiện: Phùng Ngọc Anh

                            Đơn vị: Trường mầm non 3-2

  

I. MỤC TIÊU :                            

1. Kiến thức:

- Trẻ biết vận động minh họa theo lời bài hát “ Vì sao con Mèo rửa mặt ”

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, chú ý lắng nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu bài hát: “Mèo đi câu cá

 - Trẻ biết cách chơi trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”

2. Kỹ năng:

- Trẻ vận động minh họa phù hợp với nhịp điệu, lời ca của bài hát một cách nhịp nhàng theo các đội hình khác nhau.

- Trẻ nêu được ý tưởng và sáng tạo ra động tác phù hợp với bài vận động.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, cảm nhận giai điệu vui tươi của bài hát; thích  hưởng ứng cảm xúc tích cực cùng cô giáo và các bạn.

-Phát triển kỹ năng nghe và cảm thụ các giai điệu bài hát, bản nhạc cho trẻ

3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động âm nhạc.

- Trẻ yêu quý, bảo vệ các loài vật nuôi trong gia đình và chăm chỉ lao động, làm việc.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô:

+ Nhạc bài “Chicken dance”, “Vì sao con mèo rửa măt”, “Mèo đi câu cá”

+ Trang phục biểu diễn: Mèo, giỏ và cần câu

+ Một số dụng cụ âm nhạc: Đàn, trống….

2. Đồ dùng của trẻ:

+ Mũ âm nhạc: Gà, mèo, chó

III. TIẾN HÀNH

* Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ vận động bài “Chicken dance’

- Cô giới thiệu chương trình “Giai điệu diệu kì”.

- Giới thiệu 3 đội chơi:

+ Đội Gà Chíp

+ Đội Mèo Con

+ Đội Cún Đốm.

- Chương trình gồm 2 phần:

+ Phần 1: Tài năng tỏa sáng

+ Phần 2: Giai điệu vui nhộn

1. Hoạt động 1: Dạy vận động minh họa “Vì sao con mèo rửa mặt”

Phần 1: Tài năng tỏa sáng:

-Trong phần đầu tiên của chương trình, cả 3 đội chơi cùng nhau trải qua hai gợi ý của chương trình để tìm ra bài hát gốc.

+ Gợi ý đầu tiên: Đây là một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Long nhắc đến một loài vật đáng yêu sống ở trong gia đình?

+ Gợi ý thứ 2: Cô bật một đoạn nhạc trong bài hát “Vì sao con Mèo rửa mặt”

- Cô đưa ra đáp án của chương trình, mời trẻ thể hiện bài hát gốc.

- Cô cho cả lớp hát bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”

- Để bài hát được hay và sinh động hơn các bạn có ý tưởng gì cho bài hát không? (Cô cho 1 số trẻ nói ý tưởng)

- Cô bật nhạc cho trẻ nghe và vận động theo ý thích của trẻ.

- Cô quan sát và chọn ra những động tác phù hợp để tạo thành 1 bài vận động minh họa hoàn chỉnh)

- Cô tập mẫu kết hợp hướng dẫn trẻ từng động tác minh họa cho từng câu

* Động tác 1: “ Mèo con …vại nước”: Một tay chống hông , tay còn lại chỉ sang bên, chân bước lên trên nghiêng người.

* Động tác 2: “ Bàn chân… vuốt vuốt”: Một tay chống hông, từng chân bước lên phía trước đồng thời tay vuốt theo chân.

* Động tác 3: “ Xoa mấy sợi…..cước”: Tay đưa lên làm động tác vuốt râu.

* Động tác 4: “ Rồi vào…..tro”: Hai tay chống hông dậm chân.

* Động tác 5: “ Vì sao ….gần mèo”: Hai tay đưa lên làm động tác dụi mắt, sau đó đưa tay ra vẫy , lắc đầu.

- Cô cho trẻ vận động tại chỗ: ( Đội hình 3 hàng ngang)

- Cô đưa ra ý tưởng sáng tạo: Các bạn vừa kết hợp các động tác vận động và di chuyển theo các đội hình khác nhau

 + Lần 1: Trẻ vận động đội hình vòng tròn

+ Lần 2: Đội hình 2 vòng tròn

- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.

- Cô mời các đội, nhóm, cá nhân trẻ lên biểu diễn.

-Nhận xét, động viên trẻ.

2. Hoạt động 2: Nghe hát: Mèo đi câu cá- nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Cô tạo tình huống, xuất hiện trong vai mèo anh, cầm cần câu, chào và hỏi trẻ.

+Các con thấy cô giống ai nhỉ?  Bạn mèo có gì đây?

-Gợi ý: Bạn mèo muốn đi câu cá, muốn biết vì sao mà bạn Mèo không câu được cá không? Chúng mình cùng nhau đến với bài hát “Mèo đi câu cá” - sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Cô hát lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ (Trẻ ngồi chữ U)

+ Cô vừa hát bài hát gì? Của nhạc sỹ nào?

+ Con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?

- Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về hai anh em nhà mèo rủ nhau đi câu cá nhưng do lười biếng và ỷ lại vào nhau nên đến khi trời tối cả hai anh em đều không có cá. Các con yêu bạn mèo nào? Vì sao?

-Kết hợp giáo dục trẻ chăm chỉ làm việc, lao động để được nhiều người yêu thương.

+ Cô hát lần 2: Mời trẻ lên làm mời em; kết hợp vận động minh họa

+ Lần 3: Cô khuyến khích trẻ đứng lên hưởng ứng cùng cô.

3. Hoạt động 3: Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.

Phần 2: Giai điệu vui nhộn

         - Cô giới thiệu tên trò chơi

         - Cách chơi: Đại diện trẻ của mỗi đội lên thả đĩa nhạc theo đường dích dắc vào các ô, đĩa nhạc rơi vào ô nào, thì chương trình sẽ mở giai điệu của ô đó, thời gian suy nghĩ cho mỗi đội là 5 giây để tìm ra đáp án tên lời bài hát, sau đó thể hiện lại bài hát.

          - Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước đội đó giành quyền quyền trả lời, sai sẽ giành quyền trả lời cho đội khác ghi điểm.

         - Cho trẻ chơi 3-4 lần, hỏi trẻ:

         +Chơi xong trò chơi này con thấy thế nào?

          *Kết thúc: Cô nhận xét, tặng quà cho các đội chơi chương trình “Giai điệu diệu kỳ”

        -Chụp ảnh lưu niệm với các dội chơi.

 

Trường mầm non 3-2