Cập nhật : 9:58 Thứ ba, 16/4/2024
Lượt đọc: 15

Giáo án phát triển thẩm mĩ

Ngày ban hành: 16/4/2024Ngày hiệu lực: 16/4/2024
Nội dung:

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN

              Lĩnh vực phát triển chủ đạo: Phát triển thẩm mỹ

Đề tài :  Làm tranh chiếu bóng từ mầu nước

Chủ đề :  Thực vật

Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi

Thời gian:   30 -35 phút

 

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách xử dụng màu nước; phối hợp các kỹ năng  tạo hình để tạo làm ra bức tranh màu nước trên nền bóng kính.

- Trẻ biết khi đặt bức tranh làm từ bóng kính vào tấm vải trắng sau đó chiếu ánh sáng vào tranh sẽ xuất hiện bóng của các hình ảnh trong bức tranh.

2. Kỹ năng:

- Trẻ vẽ, in hình từ ống mút, con dấu rau củ quả, tăm bông, cắt  hình, chấm màu, bôi phết màu lên lá cây một cách gọn gàng,đều màu không chờm lên hình khác, không nhòe hình; biết phối hợp một số nguyên liệu để trang trí bức tranh, tạo lên bức tranh làm từ bóng kính.

- Rèn chotrẻ kỹ năng phối hợp các màu sắc khác nhau, sắp xếp bố cục hài hòa cân đối để tạo được bức tranh đẹp mắt, sáng tạo.

-Trẻ mạnh dạn, tự tin khi nhận xét sản phẩm của bạn, nói lên ý tưởng sản phẩm của bản thân.

- Trẻ có kỹ năng lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định

3. Thái độ:

 - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.

 - Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và của bạn.

   II. Chuẩn bị:

   1. Đồ dùng của cô:

  - Tranh mẫu: Bốn tranh chiếu bóng:

  + Tranh 1: Tranh giàn mướp

  + Tranh 2: Tranh Hoa đồng tiền

  + Tranh 3: Tranh hoa oải hương

  + Tranh 4: lọ hoa năm cánh

  - Phông chiếu bóng, đèn chiếu bóng, nhạc không lời, nhạc bài các loài hoa

   2. Đồ dùng của trẻ:

  Khung bóng kính các hình dạng khác nhau: hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình ngũ giác, màu nước, ống hút, con dấu từ củ, quả. khay đựng màu nước, bút lông, tăm bông, bút dạ màu, lá cây, băng dính 2 mặt, khăn lau tay, đĩa …

III. Cách tiến hành:

* Ổn định tổ chức:

      - Cô và trẻ vận động theo bài hát “Các loài hoa”

      - Cô cho trẻ xem múa bóng trên nền nhạc không lời

      - Hỏi trẻ: Các con được xem biểu diễn gì? Chúng mình cảm thấy như thế nào?

1. Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu:

     - Các con đã được xem tranh chiếu bóng chưa?

     - Giáo viên chiếu đèn vào tranh cho trẻ xem tranh chiếu bóng; hỏi trẻ:

    + Khi nhìn thấy bức tranh này các con cảm thấy thế nào?

     + Cô giới thiệu chất liệu làm tranh: vẽ, in bằng màu nước lên tấm bóng kính.

    + Cô đã vẽ những gì trên bức tranh này?

    + Cô đã sử dụng kỹ năng nào để có thể tạo ra bức tranh?

    + Cô đã trang trí khung tranh này như nào?

    + Các bông hoa được cô sắp xếp ra sao?

    + Khi làm những bức tranh chiếu bóng này, các con cần chú ý điều gì?

    - Hỏi ý tưởng của trẻ:

   + Con sẽ làm tranh gì? Làm như thế nào?

    - Cô gợi mở cho ý tưởng của trẻ thêm phong phú.

2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

    - Trẻ lấy đồ dùng về nhóm thực hiện ý tưởng của mình.

    - Cô khuyến khích trẻ trao đổi ý tưởng với bạn trong nhóm của mình.

     - Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, khích lệ và giúp trẻ khi cần thiết.

3. Hoạt động 3: Trưng bày, nhận xét sản phẩm:

    - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.

    - Hỏi trẻ: Con có cảm thấy như thế nào khi nhìn thấy những bức tranh này?

    + Con thích bức tranh nào? Vì sao?

    + Ai có thể đặt tên bức tranh của mình?

    + Cho trẻ giới thiệu về bức tranh của mình cho cô và các bạn cùng nghe.

    *Kết thúc:  Cô nhận xét chung, động viên khen ngợi trẻ.

 

Trường mầm non 3-2